Sunday, December 05, 2010

nhin nhan ve VietNam Idol 2010

Author : Quang
Thanks for your first contribution! Hope to see more from you, Quang. 

Việt Nam Idol ( VNI ) bây giờ chẳng còn gì xa lạ với tất cả các bạn trẻ hiện nay . Nó cũng đang dần dần trở thành một trào lưu , một xu thế mới của giới trẻ trên con đường khẳng định mình , thể hiện năng khiếu của chính mình . Phải công nhận một điều : giới trẻ của chúng ta ngày nay ngày càng mạnh dạn hơn , tự tin hơn , bằng chứng là thành phần tham gia các cuộc thi lớn như : VNI , Sao mai điểm hẹn , các cuộc thi trên truyền hình , … ngày càng được trẻ hóa , lứa tuổi tham gia cũng ít hơn , vd : Văn Mai Hương ( thí sinh 16 tuổi của VNI 2010 ) , người mẫu tuổi teen Lê Hoàng Bảo Trân ( 12 tuổi ) , …
Điều đó khẳng định được rằng , xã hội Việt Nam ngày càng có những bước trở mình lớn , đó chính là ảnh hưởng của xu thế hội nhập . Ta không nhìn nhận rằng đó là tốt hay xấu , nên hay không nên . Vì đó là một hệ quả tất yếu của xu thế xã hội bây giờ .
Nhưng để hiểu một chút về “ cái xu thế ” này , chúng ta hãy cùng nhìn nhận điều sau .
Đó là từ cuộc thi VNI 2010 , tại sao tôi lại lấy một ví dụ minh họa là VNI 2010 cho những gì sắp đề cập ?
Có 3 nguyên nhân chính sau :
+ Cuộc thi này đang được giới trẻ đón nhận rất nồng nhiệt .
+ Cuộc thi này là sân chơi của giới trẻ , với lứa tuổi tham gia ngày càng được trẻ hóa .
+ Và chính giới trẻ là lực lượng chính mà cuộc thi này muốn nhắm tới .
Ta nhìn nhận một cách khách quan rằng : đây là một cuộc thi , bất kỳ công dân Việt Nam cũng được tham gia , ai cũng phải trải qua được các vòng sơ tuyển , rồi qua nhiều vòng khác mới tới vòng chung kết .
Tuy dài dòng nhưng ta có thể thấy , cuộc thi này đơn giản có 2 giai đoạn :
· Giai đoạn 1 : Ban giám khảo chọn thí sinh .
· Giai đoạn 2 : Khán giả bình chọn thí sinh.
Thực tế là bất kỳ một cuộc thi Idol nào cũng thế , cũng đơn giản là 2 giai đoạn trên . Thì ta có thể nhìn thấy được một điều rằng : xã hội ta bây giờ cần phải có 2 xu thế tất yếu nếu muốn trở thành một thần tượng , hay là một “ ngôi sao ” trong giới Showbiz đó là năng khiếu quan hệ công chúng .
Tại sao ở đây tôi dùng từ năng khiếu mà lại không dùng từ chuyên môn .
· Tôi không đánh đồng tất cả các thí sinh Idol đều không được đào tạo một cách bài bản qua trường lớp . Nhưng thực tế rằng : trong các cuộc thi Idol từ trước đến nay chưa có một thí sinh nào lọt đến vòng cuối cùng là người đã và đang được đào tạo bài bản qua trường lớp . Thế thì ta tự đặt ra câu hỏi : họ hát không hay sao ? – họ được đào tạo bài bản về thanh nhạc cơ mà ! Họ không có năng khiếu về ca hát ? – nếu không có thì làm sao họ thi vào được trường nhạc !
· Vậy có phải chăng , chuyên môn dần bị thay thế bởi năng khiếu hay nói cách khác trình độ chuyên môn không được giới nghệ thuật đánh giá cao bằng năng khiếu .?
· Ta thử so sánh : một ca sĩ được đào tạo qua trường lớp và một người có năng khiếu bẩm sinh là ca hát . Người được đào tạo họ hát ra sao ? – nếu bạn được đào tạo , thì chắc chắn một điều rằng , bạn chỉ làm đúng như những gì mình đã được đào tạo khi mới vào nghề ( tại sao ư ? Đơn giản khi bạn mới ra trường , tâm lý chung là muốn xác định một hệ số an toàn cao trên con đường sự nghiệp của mình – do đó , bạn chỉ biết thực hành lại những gì mình đã được học – không hơn không kém ) nhưng sau một quá trình hình thành sự nghiệp , bạn mới dần dần tìm ra đúng bản ngã hay nói cách khác , một khi bạn đã có “ chỗ đứng ” bạn mới bắt đầu đi tìm lối đi riêng – lối đi của phong cách cá nhân – cái tôi của bạn khi đó được đặt lên tầm cao hơn – và cái tôi khi đó ngày càng có những sự đòi hỏi cao hơn => nó dẫn đến một điểm nhấn : đã là người được đào tạo , sự nghiệp của họ là một sự nghiệp dài hạn tức là sự khởi đầu của họ là một sự khởi đầu chậm , và phải qua một thời gian thử thách dài họ mới dần có “ chỗ đứng ” ( hay nói cách khác là sự thành công của họ đến rất chậm ) và do đó tất nhiên họ được gọi là một Nghệ sĩ .
· Thế còn ca sĩ không qua đào tạo thì sao ? Họ đến với con đường âm nhạc bằng đúng chất giọng của mình , bằng năng khiếu sẵn có . Điều đó hiển nhiên là một điều tốt ! Tại vì họ có thực tài , họ đến với âm nhạc bằng chính những gì mà họ có , bằng đúng năng lực của bản thân . Nhưng điều gì làm họ khó hay nói đúng hơn là không thể trở thành một nghệ sĩ đúng với đầy đủ ý nghĩa của từ này mang lại . Giới trẻ bây giờ có nhiều bạn có năng khiếu về giọng hát và nhiều trong số đó là họ đi theo con đường ca hát từ rất sớm . Nhưng điều làm cho họ hoàn toàn khác với những ca sĩ được đào tạo trường lớp chính là niềm đam mê chân chính , họ không có bài bản , tất cả những gì họ có chỉ là năng khiếu . Và sự thật , những bạn trẻ nào đến với âm nhạc bằng kiểu đó thì chỉ có một con đường duy nhất đó là “ Quy trình Showbiz ” ( tôi sẽ giải thích ở phần dưới ) . Họ đến với âm nhạc bằng con đường “ hình thức ” ( tức là họ coi âm nhạc chỉ là một công cụ giúp họ có sự nghiệp một cách nhanh chóng ) . Và khi đã là “ hình thức ” thì chẳng có gì là bền lâu , là vững chắc . Họ chạy theo thị hiếu của khán giả , âm nhạc của họ đúng chất là âm nhạc thị trường ( tức là thứ âm nhạc ra đời chỉ nhằm phục vụ cho một bộ phận khán giả trong một điểm nút thời gian nào đó ) . => sự thành công đến với họ rất nhanh , chỉ vài tháng , cùng lắm là một năm . Do đó , giới trẻ bây giờ chẳng ai mặn mà với vai trò nghệ sĩ thực thụ , họ sống năng động , do đó cái gì đến với họ cũng phải một cách nhanh chóng và đáp ứng được những nhu cầu của họ => sự thành công một cách nhanh chóng là giải pháp tối ưu ( dẫu biết thành công đó có thể là nhất thời ) .
· Qua đó , ta đã nhìn nhận được sự khác biệt hoàn toàn giữa một nghệ sĩ đi theo con đường ca hát và một ca sĩ là như thế nào . Và qua đó cũng đã hiểu được tại sao tôi dùng từ năng khiếu thay cho từ chuyên môn trong lĩnh vực này .
· Tôi xin định nghĩa tiếp cái gọi là “ quy trình Showbiz ” nó là gì ? Nó chính là tập hợp một quy trình khá phức tạp , và đơn giản ta chỉ cần hiểu nó là công nghệ “ lăng – xê ” . Nó như là một thủ tục pháp lý của sự nổi tiếng . Bạn muốn nổi tiếng ? Phải qua tay các “ bầu sô ” và khi đó bạn được đánh bóng tên tuổi , và tên tuổi của bạn ít nhiều đều được tạo lên nhờ những thứ mà xã hội gọi là Scandal . Và như ta đã biết , thì hầu như các vụ Scandal đó đều không mấy tốt đẹp .
Và từ thứ hai tôi muốn đề cập đó là quan hệ công chúng – và đây cũng chính là phương châm lớn nhất của giới ca sĩ trẻ bây giờ - bạn nổi tiếng vì ai ? – đâu còn ai khác ngoài khán giả ( hay còn gọi là Fans ) . Tất nhiên bất cứ ca sĩ nào cũng phải đặt ra một câu hỏi là mình hát cho ai nghe ? – tất nhiên những gì mình hát ra phải có nhiều người thích – thì khi đó mới gọi là thành công . Nhưng ca sĩ trẻ bây giờ họ đã tận dụng một cách thái quá , do đó ta thấy rằng : ca sĩ trẻ bây giờ hát càng ngày càng kém – tại sao ư ? Họ đâu có thời gian để đầu tư cho giọng hát của mình . Họ chạy theo thời thế - ca sĩ thời nay muốn có nhiều Fans thì phải có nhan sắc , ngoại hình – và tiếp đến họ chỉ cần các bài hát có vũ đạo bốc lửa – thì thử nghĩ xem : thời gian đâu cho việc đầu tư trình độ chuyên môn , chưa kể ít nhiều trong số đó chưa qua đào tạo trường lớp .
Do đó , qua những cuộc thi gần đây , và nhất là cuộc thi Idol ta thấy rõ được tầm quan trọng không thể thiếu của từ : quan hệ công chúng . Tuy rằng các thí sinh đã phải trải qua vòng loại sơ tuyển do ban giám khảo chọn lựa , tuy nhiên cái đó chỉ quyết định một điều rằng : bạn biết hát – chỉ đơn giản là bạn biết hát và không hơn không kém .
Nhưng những gì mà cuộc thi VNI 2010 đã thể hiện – rằng có một thí sinh được ban giám khảo đánh giá rất cao từ đầu cho đến các đêm Gala sau này – nhưng đến đêm Gala thứ 6 thì bỗng nhiên thí sinh đó bị loại vì số phiếu bầu chọn ít – thế thì vấn đề ta nhận thấy được là : đây là một sân chơi và khi càng đi sâu , tầm ảnh hưởng của “ thị trường ” là rất lớn . Bạn hát hay – bạn được giới chuyên môn đánh giá cao – nhưng bạn vẫn thất bại vì sao ? – vì công chúng không thích bạn – và vấn đề là : công chúng không thích bạn ở điểm nào ? – vì đơn giản bạn không nổi bật trong con mắt công chúng – công chúng không cần quan tâm bạn hát hay dở ra sao , hát nhiều ít thế nào – đơn giản họ chỉ nhìn bạn mà thôi – và lý do bạn hiểu là bạn không được công chúng mến mộ , bạn chằng có vẻ ngoại hình nào hấp dẫn họ cả !
Tôi xin giám khẳng định dù ít hay nhiều thì khán giả cũng biết một sự thật khách quan rằng : thí sinh Uyên Linh – bị loại trong đêm Gala thứ 6 đó ( nếu không có sự cố đó xảy ra ) có khả năng ca hát hơn các thí sinh còn lại . Nhưng một sự thật là : cho dù may mắn được đi tiếp ở đêm đó – nhưng tôi vẫn không hy vọng gì cho cơ hội được đi tiếp của thí sinh đó ở đêm Gala tiếp theo – tất nhiên , nguyên nhân chính là những gì tôi đã nói ở trên .
Nhưng từ khi “ số phận ” của các thí sinh nằm trong tay khán giả - một vấn đề nữa đặt ra lại chính từ phía khán giả - họ có thực sự khách quan ? Họ có thực sự cảm thụ được âm nhạc ? Họ có thực sự là những người đam mê âm nhạc ?
Tôi xin để câu hỏi đó cho chính những vị khán giả đó – và điều cần nói là một khi một thần tượng của khán giả đó bị loại – thì họ lại hành động như những đứa con nít , họ coi đó là do sự không công bằng của Ban tổ chức ( BTC ) , họ đòi lại số tiền họ đã nhắn tin bầu chọn cho thí sinh đó ( Trích trong bài phỏng vấn nhà báo Diễm Quỳnh – đại diện ban tổ chức , trên trang báo điện tử docbao.vn ) . Tôi và có thể các bạn đều đồng tình rằng , số khán giả đó thật sự là họ có một kiểu tư duy của một đứa trẻ mới lớn – nông nỗi , bốc đồng , không chín chắn .
Và còn nhiều điều hơn thế , nhiều hệ quả hơn thế , nhiều cái nhìn hơn thế , nhiều đánh giá hơn thế về tất cả các cuộc thi âm nhạc hiện nay , và đặc biệt là về sân chơi VNI 2010 .
Nói đến bất cứ cuộc thi nào thì một thành phần không thể thiếu chính là ban giám khảo – người đảm bảo tính chuyên môn cho một cuộc thi . Nhưng khi ta nhìn lại cuộc thi VNI 2010 , ta nhận thấy ban giám khảo vẫn chưa đưa ra được những lời nhận xét có thể làm thay đổi “ cục diện ” của một thí sinh . Và hầu như càng vào trong , thì tiếng nói của ban giám khảo càng mất “ trọng lượng ” . Ban đầu giám khảo sẽ tuyển chọn hàng ngàn thí sinh để vào các vòng loại trong . Và có thể nói “ quyền lực ” của ban giám khảo lúc đó rất lớn . Và khi ta xem VNI 2010 ta đều luôn nghe rất nhiều câu nhận xét của ban giám khảo , chê có , khen có , nhưng phần nhiều những câu nhận xét đó vẫn chưa mang tính khái quát cao . Những câu nhận xét vẫn mang nét chung chung , như những câu nhận xét của nhạc sĩ Quốc Trung : “ em chưa có thẩm mỹ âm nhạc , em có một thẩm mỹ âm nhạc tốt , … ” , hay như câu nhận xét của ca sĩ Siu Black : “ em cần phải “phiêu” hơn nữa , em chưa thực sự “phiêu” , … ” . Tôi không nói đến những lời nhận xét đó nó có mang tính chuyên môn cao hay không , có ý nghĩa hay không , nhưng ta cần nhìn một cách khác quan rằng : những thí sinh này khi đã vào đến các vòng cuối , thì đa số là những thí sinh chưa qua , hay đang được đào tạo bài bản , họ đến với sân chơi VNI 2010 như là một cuộc chơi , một sự khẳng định mình , và nếu may mắn họ sẽ giành chiến thắng . Rõ ràng , ta vẫn không nhận thấy được như những gì mà ca sĩ Siu nhận xét , các thí sinh chưa có cái “phiêu” , chưa có “máu” khi thể hiện các bài hát , vẫn chút gì đó non nớt , vẫn chút gì đó gượng ép , vẫn chưa tự nhiên , vẫn chưa thể hiện hết mình , … . Và phần đông khán giả , ít nhiều vẫn có thắc mắc về vai trò của khán giả ở các vòng trong , họ cho rằng tuy khán giả không có quyền chọn thí sinh nào được đi tiếp , nhưng họ vẫn có quyền được giữ thí sinh nào sau khi bị loại vẫn được tiếp tục cuộc thi . Điều này sẽ có 2 nguyên nhân :
1) Một là như ca sĩ Siu nói , các bạn đó vẫn chưa thể hiện được những gì có thể thuyết phục được giám khảo đưa ra quyết định giữ thí sinh đó lại , mọi người vẫn hy vọng ở bài hát chia tay , nhưng xin nhắc lại rằng bài hát chia tay chỉ là một hình thức , ta phải nhìn nhận cả một quá trình thi thố của thí sinh đó , giám khảo không chỉ đơn giản nghe bài hát chia tay là đưa ra quyết định mà họ cần quá trình của đánh giá về thí sinh đó , do đó , ta thấy rõ ràng : chưa có thí sinh nào thực sự đem lại ấn tượng cho ban giám khảo .
2) Đó là do sự ảnh hưởng của BTC , BTC tuy từ đầu đến cuối chẳng có vai trò gì trong quá trình thi , nhưng hiển nhiên , việc giữ lại một thí sinh nào đó là một việc rất khó đối với BTC , tại sao ? Đơn giản , mọi việc , từ khâu tổ chức , khâu chuẩn bị đều được BTC đưa ra từ trước , tức là cứ sau một đêm loại một thí sinh , để khi đó đến đêm song ca , phải đủ 2 cặp để thi . Do đó , ta không thể nói là BTC có khác quan hay không ! Nhưng cũng phải hiểu rằng , thà hy sinh một thí sinh , chứ họ không thể làm mất đi sự hoàn hảo của một chương trình được .
Do đó , vấn đề về ban giám khảo , BTC là một vấn đề nhạy cảm , và khi đó , chỉ những người trong cuộc mới hiểu rõ được chuyện gì đang xảy ra vì đơn giản họ là “ diễn viên chính ” trong toàn bộ “ kịch bản ” họ đưa ra .
Và đến đây tôi cũng để giành lại cho mọi người tự nhìn nhận , tự đánh giá , tự suy xét để đánh giá được khách quan hơn , đa chiều hơn ,và chính xác hơn .
Nhìn lại từ cuộc thi VNI 2010 ta có thể chốt lại những điểm sau :
1) Là khả năng cảm thụ âm nhạc của khán giả Việt Nam ( mà thành phần chính là giới trẻ ) còn nhiều hạn chế .
2) Thí sinh vẫn chưa thoát khỏi “ sợi xích của thị trường ”
3) Trình độ chuyên môn của thí sinh chưa cao – thực tế nằm ở những lời nhận xét của các thành viên giám khảo , những người hỗ trợ các thí sinh trước các đêm thi .
4) Và trích dẫn trong câu nói của thí sinh Trung Quân : “ … em muốn thay đổi để gần gũi với khán giả hơn … ” nói lên tâm lý chung của toàn bộ thí sinh của các cuộc thi VNI từ trước đến nay .
5) Vẫn chưa thực sự chuyên nghiệp trong tất cả các khâu chuẩn bị , sắp xếp , tổ chức xứng đáng với một sân chơi lớn .
6) VNI vẫn chỉ là một sân chơi giành riêng cho giới trẻ . Vẫn chưa thật sự đem lại tiếng nói chung của khán giả và ban giám khảo – giường như vẫn có một khoảng cách khá lớn giữa những đánh giá của giám khảo và cảm nhận của khán giả .
7) Và mục đích cuối cùng của VietNam Idol thực sự muốn nhắm đến – và muốn đưa thí sinh đến là gì ?

No comments: